Cách tính định mức chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng mới nhất 2023

Cách tính định mức chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng

Định mức chi phí quản lý dự án trong lĩnh vực xây dựng là việc cần thiết của các chủ thầu hay chủ đầu tư. Vì thế, đòi hỏi mọi người cần phải liên tục cập nhật, đồng thời tuân thủ nguyên tắc về quản lý dự án đầu tư. 

Bên cạnh đó, pháp luật hoàn toàn cũng có quy định riêng, cách tính về mức định phí xây dựng mới nhất. Quý độc giả nếu đang tìm kiếm thông tin này, đừng quên bỏ lỡ bài viết dưới đây.

Chi phí quản lý dự án là gì?

Trước tiên để tính được định mức chi phí quản lý dự án, bạn cần hiểu về chi phí quản lý dự án.

Theo như luật pháp quy định, quản lý dự án khá quan trọng, thậm chí vài nơi còn có riêng bộ phận quản lý để quá trình thực hiện suôn sẻ hơn.

Chi phí quản lý là số tiền dự án bỏ ra từ khâu tổ chức đến khi hoàn thiện dự án, bao gồm: chi phí thiết kế dự án, chi phí tổ chức dự án,… Bên cạnh đó, còn có cả thêm chi phí lên kế hoạch cho những bước đi trọng đại lẫn chi phí kiểm soát.

Ngoài ra chi phí quản lý dự án cộng thêm chi phí kiểm tra lại sau khi thực thi công trình hoàn thành. Chi phí thường xuất hiện khi mà dự án hoàn thiện nhưng vẫn hoàn toàn tính vào chi phí quản lý dự án, bởi kiểm tra cũng là khâu rất cần thiết. 

Chi phí quản lý dự án
Chi phí quản lý dự án

Chi phí quản lý dự án tỷ lệ chiếm như thế nào?

Chi phí quản lý dự án có định mức % khác nhau và với chi phí quản lý dự án trong dự án đầu tư xây dựng tính công thức:

  • Chi phí dự án = (% chi phí quản lý * chi phí thi công * chi phí mua sắm trang thiết bị) / tổng số tiền đầu tư cho toàn bộ dự án.
  • Chú ý: Chi phí thi công hay mua sắm trang thiết bị hoàn toàn là chi phí chưa có thuế giá trị gia tăng.

Xem thêm bảng báo giá TẤT CẢ các loại thép ĐẦY ĐỦ CHI TIẾT HƠN cập nhật hàng ngày TẠI ĐÂY

Nguyên tắc trong quản lý dự án đầu tư

Để nắm rõ định mức chi phí quản lý đầu tư các dự án xây dựng, đầu tiên bạn nên thuộc lòng những nguyên tắc chi phí quản lý dự án đầu tư sau:

– Quản lý thực hiện theo đúng kế hoạch đặt ra, chủ trương đầu tư. Khi tiến hành dự án phải đáp ứng toàn bộ nhu cầu quy định luật xây dựng 2014 tại điều 51, đồng thời không làm trái với những gì liên quan pháp luật.

– Cơ quan quản lý nhà nước, người đưa ra quyết định đầu tư, tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện hoạt động xây dựng tuyệt đối nắm rõ quy định trách nhiệm và quyền hạn.

– Quản lý tất cả nguồn vốn đầu tư sử dụng xây dựng phù hợp từng dự án.

– Dự án đầu tư phải có hiệu quả, đạt chất lượng theo thủ tục, trình tự bảo đảm mục tiêu, tiết kiệm chi phí.

– Dựa vào quy mô, tính chất, nguồn vốn sử dụng thì người quyết định đầu tư gồm các phần xây dựng đước quản lý như với bất cứ dự án sử dụng vốn đầu tư sao cho phù hợp hình thức tổ chức.

– Chủ trương đầu tư, mục tiêu đầu tư, chi phí thực hiện dự án gồm dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn nhà nước. Từ đó, bảo đảm công tác quản lý tích cực gồm: cảnh quan, môi trường, quốc phòng, an ninh, cộng đồng.

Tác động dự án đến cảnh quan và môi trường xung quanh với dự án nguồn ngân sách nhà nước, dự án theo chuyên ngành sử dụng vốn nhà nước bên cạnh ngân sách tập toàn kinh tế. Mọi vấn đề liên quan công đồng, quốc phòng đều quy định rõ điều 62 luật xây dựng 2014.

Nguyên tắc quản lý dự án
Nguyên tắc quản lý dự án

Hướng dẫn cách tính định mức chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng

Định mức chi phí quản lý dự án đầu tư được tính bằng tổng toàn bộ khoản chi phí quản lý dự án và chi phí đầu tư xây dựng, cụ thể:

Công trình xây dựng có tổng chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng và thiết bị nhỏ hơn hoặc bằng 20 tỷ đồng trở xuống chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng quyết định nêu rõ thì:

  • Định mức chi phí quản lý là 2,784% đối với công trình dân dụng
  • Định mức chi phí quản lý là 2,930% đối với công trình công nghiệp
  • Định mức chi phí quản lý là 2,491% đối với công trình giao thông
  • Định mức chi phí quản lý là 2,637% đối với công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn
  • Định mức chi phí quản lý là 2,344% đối với công trình hạ tầng kỹ thuật.

Về định mức chi phí từ 50 tỷ đồng trở xuống thì được quy định với các mức chi phí cụ thể như sau:

  • 2,486% đối với công trình dân dụng
  • 2,616% đối với công trình công nghiệp
  • 2,225% đối với công trình giao thông
  • 2,355% đối với công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn
  • 2,093% đối với công trình hạ tầng kỹ thuật.

Xem thêm: Cách đọc bản vẽ xây dựng

Về định mức chi phí quản lý từ dưới 100 theo quy định tại bảng số 1 Định mức chi phí quản lý dự án cụ thể như sau:

  • Đối với loại công trình là công trình dân dụng thì chi phí xây dựng và chi phí thiết bị không bao gồm có thuế GTGT theo đơn vị tỷ đồng có đơn vị tính theo tỷ lệ phần trăm là 1,921%.
  • Đối với loại công trình là công trình công nghiệp thì chi phí xây dựng và chi phí thiết bị chưa có thuế GTGT (VAT) theo đơn vị tỷ đồng là 2,021%
  • Đối với loại công trình là công trình giao thông, đơn vị tính theo tỷ lệ phần trăm là 1,719%
  • Đối với loại công trình là công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn là 1,819%
  • Đối với loại công trình là công trình hạ tầng kỹ thuật 1,517%.

Về Chi phí xây dựng và chi phí thiết bị dưới dưới 200 tỷ đồng:

  • Định mức chi phí quản lý là 2,784% áp dụng cho công trình dân dụng.
  • Định mức chi phí quản lý là 2,930% áp dụng cho công trình công nghiệp.
  • Định mức chi phí quản lý là 2,491% áp dụng cho công trình giao thông.
  • Định mức chi phí quản lý là 2,637% áp dụng cho công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn.
  • Định mức chi phí quản lý là 2,344% áp dụng cho công trình hạ tầng kỹ thuật.

Về chi phí xây dựng và chi phí thiết bị chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng VAT theo đơn vị tỷ đồng có mức chi phí dưới 500 tỷ đồng.

  • 1,442% đối với công trình dân dụng
  • 1,518% đối với công trình công nghiệp
  • 1,290% đối với công trình giao thông
  • 1,366% đối với công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn
  • 1,214% đối với công trình hạ tầng kỹ thuật.

Về Chi phí xây dựng và chi phí thiết bị chưa có thuế GTGT có mức chi phí dưới 1000 tỷ đồng.

  • Định mức chi phí quản lý là 1,180% áp dụng cho công trình dân dụng.
  • Định mức chi phí quản lý là 1,242% áp dụng cho công trình công nghiệp.
  • Định mức chi phí quản lý là 1,056% áp dụng cho công trình giao thông.
  • Định mức chi phí quản lý là 1,118% áp dụng cho công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn.
  • Định mức chi phí quản lý là 1,020% áp dụng cho công trình hạ tầng kỹ thuật.

Về Chi phí xây dựng và chi phí thiết bị có mức chi phí dưới 2.000 tỷ đồng.

  • Định mức chi phí quản lý là 0,912% áp dụng cho công trình dân dụng.
  • Định mức chi phí quản lý là 1,071% áp dụng cho công trình công nghiệp.
  • Định mức chi phí quản lý là 0,910% áp dụng cho công trình giao thông.
  • Định mức chi phí quản lý là 0,964% áp dụng cho công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn.
  • Định mức chi phí quản lý là 0,856% áp dụng cho công trình hạ tầng kỹ thuật.

Về chi phí xây dựng và chi phí thiết bị có mức chi phí dưới 5.000 tỷ đồng.

  • 0,677% đối với công trình dân dụng
  • 0,713% đối với công trình công nghiệp
  • 0,606% đối với công trình giao thông
  • 0,642% đối với công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn
  • 0,570% đối với công trình hạ tầng kỹ thuật.

Xem thêm: Mật độ xây dựng là gì?

Về chi phí xây dựng và chi phí thiết bị có mức chi phí dưới 10.000 tỷ đồng.

  • 0,486% đối với công trình dân dụng
  • 0,512% đối với công trình công nghiệp
  • 0,435% đối với công trình giao thông
  • 0,461% đối với công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn
  • 0,409% đối với công trình hạ tầng kỹ thuật.
Cách tính chi phí quản lý dự án
Cách tính chi phí quản lý dự án

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng

Chi phí về tư vấn đầu tư xây dựng xác định dựa vào cơ sở định mức phần trăm với quy mô chi phí thiết bị, chi phí xây dựng hoặc quy mô theo từng loại công trình (công trình công cộng, quốc phòng, giao thông,…).

Thông thường, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thực tế gồm khá nhiều khoản. Do đó, không có bất cứ công thức nào tính tổng định mức chi phí như định mức quản lý dự án. Ngược lại, bạn cần xác định theo đừng mục khoản nhỏ:

Định mức chi phí lập báo cáo nhằm nghiên cứu tiến khả thi, khả thi, báo cáo kinh tế – kỹ thuật.

Định mức chi phí thiết kế xây dựng, điển hình chi phí thiết kế công trình dân dụng, thiết kế xây dựng công nghiệp, giao thông,…

Định mức chi phía thẩm tra báo cáo các công trình nghiên cứu tiền khả thi, kinh tế – kỹ thuật.

  • Định mức chi phí thẩm tra dựa thiết kế xây dựng.
  • Định mức về chi phí thẩm tra trong dự toán xây dựng.
  • Định mức chi phí lập bộ hồ sơ mời thầ, đánh giá dự án.

Ngoài ra, nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về chi phí đầu tư xây dựng công trình, có thể tham khảo thêm ngay tại thông tư 16/2019/TT/-BXD.

Gói gọn thông tin ở trên là toàn bộ kiến thức liên quan về định mức chi phí quản lý dự án đầu tư trong lĩnh vực xây dựng. Chúng tôi hi vọng, sẽ giúp ích cho chủ đầu tư, chủ thầu vận dụng vào giải quyết vấn đề gặp phải trong quá trình thi công công trình, sao cho hoàn thiện tốt nhất.

Rate this post

Công Ty TNHH Sản Xuất Tôn Thép MTP

Địa chỉ 1 : 30 quốc lộ 22 ( ngã tư trung chánh – an sương ) , xã bà điểm , hóc môn , tphcm

Địa chỉ 2 : 550 cộng hòa , phường 13 , quận tân bình , tphcm

Địa chỉ 3 : 121 phan văn hớn , xã bà điểm , hóc môn , tphcm

Địa chỉ 4 : 561 điện biên phủ , phường 21 , quận bình thạnh , tphcm

Email : thepmtp@gmail.com

Liên hệ mua hàng phòng kinh doanh:

Hotline 1 : 0936.600.600 Mr Dinh

Hotline 2 : 0932.055.123 Mr Loan

Hotline 3 : 0917.63.63.67 Ms Thu Hai

Hotline 4 : 0909.077.234 Ms Yến

Hotline 5 : 0902.505.234 Ms Thúy

Hotline 6 : 0932.010.345 Ms Lan

Hotline 7 : 0917.02.03.03 Mr Khoa

Hotline 8 : 0944.939.990 Mr Tuấn

Gọi ngay 1
Gọi ngay 2
Gọi ngay 3
Hotline (24/7)
0936.600.600
0902.505.234 0917.63.63.67 0932.055.123 0932.337.337